Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Thuốc viên nang Clindamycin 300mg Davi 3×10
Mỗi viên nang cứng chứa:
– Clindamycin hydroclorid tương đương clindamycin 300mg.
– Tá dược: Lactose monohydrat, magnesi stearat, colloidal anhydrous silica.
2. Công dụng của Thuốc viên nang Clindamycin 300mg Davi 3×10
Phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do cấy ghép phẫu thuật cho những người bệnh dị ứng với penicillin hoặc những bệnh nhân đã điều trị lâu bằng penicillin.
Viêm phổi sặc và áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn kỵ khí, Streptococcus, Staphylococcus và Pneumococcus.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng.
Nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chấn thương).
Nhiễm khuẩn máu.
Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông, nhiễm khuẩn băng quấn ở âm đạo sau khi phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí.
Chấn thương xuyên mắt.
Trứng cá do vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh khác.
Hoại thư sinh hơi.
3. Liều lượng và cách dùng của Thuốc viên nang Clindamycin 300mg Davi 3×10
Thời gian điều trị với clindamycin tuỳ thuộc vào loại bệnh nhiễm khuẩn vả mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Trong các nhiễm khuẩn do các Streptococcus tan máu beta nhóm A, điều trị clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim hoặc viêm xương tuỷ, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.
Thuốc được dùng với liều 150–300 mg clindamycin, 6 giờ một lần; liều 450 mg, 6 giờ một lần nều nhiễm khuẩn nặng.
Trẻ em: 3–6mg/kg, 6 giờ một lần.
Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg dùng 37,5 mg, 8 giờ một lần.
4. Chống chỉ định khi dùng Thuốc viên nang Clindamycin 300mg Davi 3×10
Thuốc Clindamycin 300 mg chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với clindamycin, lincomycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Thuốc viên nang Clindamycin 300mg Davi 3×10
Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, bao gồm cả những phản ứng da nghiêm trọng như phản ứng do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và những triệu chứng toàn thân (DRESS), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN), và ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) đã được báo cáo ở bệnh nhân được điều trị bằng clindamycin. Nếu bị phản ứng quá mẫn hoặc phản ứng da nghiêm trọng, nến ngừng dùng clindamycin và tiến hành điều trị bằng liệu pháp thích hợp.
– Viêm đại tràng giả mạc được báo cáo với hầu hết các thuốc kháng sinh bao gồm clindamycin với mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do vậy, điều quan trọng là cân nhắc chẩn đoán trên các bệnh nhân có các dấu hiệu của tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.
– Điều trị bằng thuốc kháng sinh làm thay đổi hệ sinh vật của đại tràng và có thể tạo cơ hội cho Clostridia tăng trưởng vượt mức. Các nghiên cứu cho thấy độc tố tạo ra do Clostridium difficile là nguyên nhân đầu tiên gây ra viêm đại tràng do kháng sinh. Sau khi xác định chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc ban đầu; cần tiến hành các biện pháp điều trị.
– Các trường hợp viêm đại tràng giả mạc nhẹ thường tự hồi phục khi ngưng thuốc. Trong các trường hợp vừa đến nặng, cần cân nhắc việc quản lý bù nước và chất điện giải, bổ sung protein, và điều trị với một kháng sinh có hiệu quả lâm sàng với viêm ruột kết do Clostridium difficile.
– Tiêu chảy do Clostridium difficile (Clostridium difficile associated diarrhea – CDAD) đã được báo cáo khi sử dụng đối với hầu hết các thuốc kháng khuẩn, bao gồm cả clindamycin, và mức độ có thể từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng dẫn đến tử vong. Điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn sẽ làm thay đổi quần thể vi sinh tự nhiên của đại tràng dẫn tới sự phát triển quá mức của C. difficile.
– Clostridium difficile sinh ra độc tố A và B góp phần làm phát triển CDAD. Các chủng C. difficile sinh độc tố mạnh hơn là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, vì các tình trạng nhiễm khuẩn này có thể khó chữa khi dùng liệu pháp kháng sinh và có thể cần phải cắt bỏ đại tràng.
– Cần phải nghĩ đến bệnh CDAD ở tất cả các bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh, cần ghi bệnh án cẩn thận vì đã có báo cáo CDAD xảy ra sau hơn 2 tháng kể từ khi điều trị bằng kháng sinh.
– Do clindamycin không khuếch tán nhiều vào dịch não tủy, không nên dùng clindamycin để điều trị viêm màng não.
– Nếu điều trị kéo dài, nên theo dõi chức năng gan, thận và giám sát công thức máu. Sử dụng clindamycin có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh quá mức các sinh vật không nhạy cảm, đặc biệt là nấm men.
– Tá dược lactose: Sản phẩm này có chứa lactose monohydrat. Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc này.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
– Clindamycin qua được nhau thai người. Sau khi dùng đa liều, nồng độ clindamycin trong dịch ối đạt khoảng 30% nồng độ trong máu của mẹ.
– Trong các thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ đang mang thai, việc dùng clindamycin theo đường toàn thân trong suốt ba tháng thứ hai và ba tháng cuối cùa thai kỳ không liên quan đến việc tăng tần suất xuất hiện dị tật bẩm sinh. Chua có các nghiên cứu phù hợp và được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai trong suốt ba tháng đầu tiên của thai kỳ.
– Chỉ nên dùng clindamycin cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
– Clindamycin được báo cáo là có bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ trong khoảng 0,7 – 3,8 mcg/mL. Không nên dùng clindamycin cho phụ nữ đang cho con bú do có thể gây ra các phản ứng bất lợi nghiêm trọng trên trẻ sơ sinh.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Ảnh hưởng của clindamycin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc chưa được đánh giá một cách có hệ thống.
7. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp, ADR >1/100
– Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Viêm đại tràng giả mạc.
– Máu và hệ bạch huyết: Tăng bạch cầu ưa eosin.
– Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy.
– Da: Ban sần.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
– Hệ thần kinh: Rối loạn vị giác.
– Hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
– Da: Mày đay
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
– Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Viêm đại tràng do Clostridium difficile, nhiễm khuẩn âm đạo.
– Máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
– Hệ miễn dịch: Sốc phản vệ, phản ứng dạng phản vệ, phản ứng phản vệ, quá mẫn.
– Hệ tiêu hóa: Viêm thực quản, loét thực quản, vàng da.
– Da: Hồng ban da dạng, ngứa, hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), phản ứng do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và những triệu chứng toàn thân (DRESS), ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch, viêm da tróc vảy, viêm da bọng nước, ban dạng sồi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
– Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
8. Tương tác với các thuốc khác
– Tác dụng đối kháng giữa clindamycin và erythromycin đã được quan sát thấy trong nghiên cứu in vitro. Do có ý nghĩa đáng kể về lâm sàng, không nên dùng 2 thuốc này đồng thời.
– Clindamycin được thấy có đặc tính chẹn thần kinh cơ nên có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chẹn thần kinh cơ.
– Clindamycin được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP3A4 và một phần bởi CYP3A5 tạo ra chất chuyển hóa chính là clindamycin sulfoxid và một phần nhỏ chất chuyển hóa N- desmethylclindamycin. Vì vậy, các chất ức chế CYP3A4 và CYP3A5 có thể làm giảm độ thanh thải clindamycin và các chất cảm ứng các isoenzym này có thể làm tăng độ thanh thải clindamycin, cần theo dõi sự giảm hiệu lực thuốc khi có mặt các chất cảm ứng CYP3A4 mạnh như là rifampicin.
– Các nghiên cứu trên in vitro đã chỉ ra clindamycin không ức chế CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19, CYP2E1 hay CYP2D6 và chỉ ức chế CYP3A4 ở mức độ vừa phải. Vì vậy, không chắc chắn là có tương tác quan trọng trên lâm sàng giữa clindamycin và các thuốc được chuyển hóa bởi các enzym này khi dùng đồng thời.
– Thời gian đông máu tăng trong các xét nghiệm đông máu (PT/INR) và/hoặc chảy máu đã được báo cáo ở các bệnh nhân được điều trị bằng clindamycin kết hợp với một thuốc chống đông kháng vitamin K (ví dụ như warfarin, acenocoumarol và fluindion). Vì vậy, cần tiến hành định kỳ các xét nghiệm đông máu & những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống đông kháng vitamin K.
9. Dược lý
Clindamycin là một kháng sinh lincosamld ức chế sự tổng hợp protein vi khuẩn. Thuốc gắn kết với tiểu đơn vị ribosom 50S và tác động lên cả quá trình tổng hợp ribosom và quá trình dịch mã. Mặc dù clindamycin phosphat bất hoạt trong thử nghiệm in vitro, sự thủy phân nhanh chóng trên in vivo chuyển đổi hợp chất này thành clindamycin có hoạt tính kháng khuẩn, ở các liều thường dùng, clindamycin biểu hiện hoạt tính kìm khuẩn trên in vitro.
Tác dụng dược lực
Hiệu lực của thuốc liên quan đến khoảng thời gian có nồng độ thuốc cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đối với tác nhân gây bệnh (%T/MIC).
Kháng thuốc
Kháng clindamycin thông thường nhất là do các đột biến ở vị trí gắn kháng sinh của rRNA hoặc methyl hóa các nucleotid cụ thể trong RNA 23S của tiểu đơn vị ribosom 50S. Những đột biến này có thể xác định sự kháng thuốc chéo trên in vitro với các macrolid và streptogramins B (kiểu hình MLSB). Đôi khi kháng thuốc xảy ra do các đột biến thay thế trong protein ribosom. Kháng clindamycin có thể bị cảm ứng bởi các macrolid trong các chủng vi khuẩn phân lập kháng macrolid. Kháng thuốc cảm ứng có thể đuợc chứng minh với một xét nghiệm cấy đĩa (xét nghiệm D-zone) hoặc trong môi trường broth. Các cơ chế xuất hiện kháng thuốc ít gặp hơn liên quan đến sự biến đổi của kháng sinh và hệ thống bơm đẩy thuốc chủ động. Có sự kháng chéo hoàn toàn giữa clindamycin và lincomycin. Cũng như với nhiều kháng sinh khác, tỷ lệ kháng thuốc khác nhau giữa các chủng vi khuẩn và vùng địa lý. Tỷ lệ kháng clindamycin cao hơn trong các chủng Staphylococcus kháng methicillin và các chủng Pneumococcus kháng penicillin so với các vi sinh vật khác nhạy cảm với những thuốc này.
Quá liều và xử trí quá liều
Dự kiến là nếu xảy ra quá liều, sẽ quan sát thấy các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc không có hiệu quả trong việc loại bỏ clindamycin trong huyết thanh.
10. Bảo quản
Bảo quản nơi khô, mát. Tránh ánh sáng.